Các bạn thân mến của tôi !

 

Hôm nay là nguyệt thực, bất kỳ ngày quan trọng nào của thiên nhiên cũng đều rất quan trọng cho Thiền Định. Như ngày Trăng Tròn, ngày không trăng, trăng mới và nguyệt thực...tất cả đều rất quan trọng. Bình Minh sáng sớm, Hoàng Hôn...là những khoảng thời điểm quan trọng nơi năng lượng nhiều hơn trong hệ mặt trời. Chúng ta phải thu hoạch năng lượng đó.

 

 

 

 

THIỀN LÀ GÌ?

 

Thiền được định nghĩa như là thu hoạch năng lượng vũ trụ. Giống như bạn thu hoạch một vụ mùa bội thu cho sự phát triển vật chất của bạn, bạn thu hoạch năng lượng vũ trụ cho sự phát triển tâm linh của mình. Khi bạn thu hoạch đủ năng lượng vũ trụ bạn trở thành như Shirdi Sai Baba hay Satya Sai Baba hay Phật Thích Ca hay Chúa Jesu. Vì vậy bạn phải thu hoạch năng lượng vũ trụ đang có khắp mọi nơi. Nhưng thu hoạch như thế nào? Nó thông qua thiền định. Đó được gọi là  “ Khoa Học Thiền Định ” .

 

Tôi đã định nghĩa Khoa Học Thiền Định này như Thu Hoạch Năng Lượng Vũ Trụ. Năng lượng vũ trụ ở đâu? Nó ở đó, khắp mọi nơi. Cái bàn này được làm từ năng lượng. Nó là sự kết tinh năng lượng của năng lượng vũ trụ, cơ thể vật lý này là sự kết tinh năng lượng của năng lượng vũ trụ. Nó là E=mc2 . Trong cơ thể vật lý này chúng ta phải lấy nhiều năng lượng. Bạn có năng lượng khi bạn ăn một quả táo, nó là một quả năng lượng. Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ nó vào miệng? Bạn có được năng lượng. Đó là cách chúng ta duy trì sự sống. Nếu bạn không ăn một quả táo, bạn sẽ chết. Có hai cách để lấy năng lượng vũ trụ...thông qua một quả táo, thông qua miệng hoặc trực tiếp thông qua Thiền. Để ăn một quả táo bạn phải mở miệng ra, không mở miệng ra bạn có thể đưa quả táo vào cơ thể vật lý của bạn được không? Không! Bạn phải mở miệng ra để đưa năng lượng vũ trụ vào. Tương tự như vậy cho năng lượng vũ trụ bên ngoài đi vào hệ cơ thể thì tâm trí là rào cản. Nếu bạn có một tâm trí rừng rậm, tâm trí rừng rậm đó ngăn cản dòng năng lượng vũ trụ vào cơ thể vật lý. Tâm trí phải trở nên trống rỗng, chỉ có như vậy năng lượng vũ trụ mới đi vào.

 

Năng lượng vũ trụ đi vào thông qua “Brahma Randhra”. Có chín Randhra (cửa, lổ trống) trong cơ thể vật lý. Brahma Randhra thường được đồng nhất với thóp tại đỉnh đầu – cánh cửa đến với Tâm Thức Thuần Khiết. Nó cũng  được  xem như là Cửa thứ Mười- chín cửa còn lại là chín l - hai mắt, hai mũi, hai tai, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục, những điểm này dẫn lối ra thế giới bên ngoài. Cơ thể (deha) này có chín cửa, và dehi (jivaatma) đi vào thông qua cửa thứ mười ....thông qua Brahma Ranhdra. Brahma Randhra bị đóng bởi do tâm trí lo lắng. Khi bạn dẹp bỏ tâm trí qua một bên, Brahma Randhra mở ra và năng lượng vũ trụ chảy vào. Brahma Randhra được coi như là cánh cửa thứ 10 hay là lổ thứ 10. Nó được coi như là “Dashama- Dwara”. Chúng ta biết cách mở miệng như thế nào để ăn một quả táo. Nhưng chúng ta không biết làm cách nào để cho tâm trí trống rỗng và đưa năng lượng vũ trụ vào. Tất cả điều đó là khoa học. Chúng ta không chỉ là cơ thể vật lý này.

 

Chúng ta có bảy cơ thể. Đó là :

Thể Vật Lý, Thể Sinh Lực, Thể Vi Tế (Thể Phách), Thể Nhân Quả, Thể Tâm Linh, Thể Vũ Trụ, Thể Chân Như (Thể Niết Bàn hay Thể Phúc Lạc).

 

Tương tự như Annamaya Kosha, Pranamaya Kosha, Manomaya Kosha, Vijnanamaya Kosha, Anandamaya Kosha, Vishwamaya Kosha, Nirvanamaya Kosha. Cũng giống như có bảy màu tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ và bảy nốt nhạc Shadja, Rishabha, Gandhara, Madhyama, Panchama, Dhaivatha, Nishadha. Tất cả bảy cơ thể trong đó có Thể Niết Bàn được nhận ra bởi Phật Thích Ca. Đó là tại sao Ông Ta nói Tôi đã bước vào Niết Bàn. Chúng ta cũng bước vào Niết Bàn, nhận biết ra bảy cơ thể. Tất cả bảy cơ thể này, bảy màu sắc này hợp lại với nhau trở thành ánh sáng trắng. Khi bạn kích hoạt tất cả bảy cơ thể bạn sẽ trở thành Edukondalavadu. Bảy cơ thể là Edukondala (bảy ngọn đồi). The Tirupati, mỗi ngọn đồi của bảy ngọn đồi đại diện cho mỗi cơ thể của Venkateshwara. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi ông ta là Edukondalavadu. Vi vậy mọi người nên trở thành Edukondalavadu, mọi người nên thực hành thiền định. Khi chúng ta hành Thiền, chúng ta trở thành Edakondalavadu.

 

 

 

Bạn cũng kích hoạt Brahma Randhra của mình và có một dòng chảy năng lượng vũ trụ đi vào. Khi bạn có một dòng chảy tự do của năng lượng vũ trụ bạn không cần phải ăn. Có rất nhiều vị yogi không ăn. Sẽ không có điều gì xảy ra. Nếu bạn không phải là một yogi và bạn không ăn, bạn sẽ chết. Nếu bạn là một yogi, thậm chí nếu bạn không ăn, bạn cũng sẽ không chết. Do vậy trong Bhagawad Gita, Sri Krishna hỏi Ạrjuna...Này Arjuna! Anh là một Yogi!

 

Tapasvibhyo dhiko yogi

Jnanibhyopi mato ‘dhikah

karmibhyas cadhiko yogi

tasmad yogi bhavarjuna

 

Yogi là một người như thế nào? Một người có thể kiểm soát được tâm trí anh ta là một yogi. Trở thành một yogi, trước tiên bạn phải trở thành một “Dhyani” .

 

Dhyani trở thành một Yogi,

Yogi trở thành một Rishi,

Rishi trở thành một Rajarshi,

Rajarshi trở thành một Brahmarshi

 

Bạn cũng nên trở thành một Brahmarshi! Thực tế nó giống như Trường Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3, Cao Đẳng, Đại Học. Rất nhiều người đạt được tiêu chuẩn đại học, đó là “Tâm Thức Vũ Trụ”. Bạn phải đi từ tâm thức vật lý đến Tâm Thức Vũ Trụ và sau đó bạn là một Brahmarshi. Đó là lý do tại sao bạn được sinh ra! Đó là những gì bạn cần phải đạt được! Đó là mục tiêu của bản thân bạn trước khi bạn đi vào cơ thể vật lý. Bạn phải trở thành một Dhyani trước; đó là một thiền nhân ổn định (tức là thiền đều đặn mỗi ngày). Khi bạn đạt một đỉnh nào đó trong Thiền Định, bạn được gọi là yogi. Sau đó một đỉnh cao khác trong Thiền Định là Rishi, một đỉnh cao khác trong Thiền Định là Rajarshi, một đỉnh cao khác trong Thiền Định là Brahmarshi. Đầu tiên hết bạn phải trở thành một Thiền Nhân ổn định (thực hành thiền định đều đặn).

 

Mọi người phải trải nghiệm tất cả bảy cơ thể, bảy tâm thức và hợp nhất chúng trong một. Nếu không chúng ta bị mắc kẹt những màu riêng biệt, những cơ thể riêng biệt. Chúng ta phải nhận biết và trải nghiệm tất thảy bảy cơ thể. Khi chúng ta có trải nghiệm về tất cả bảy cơ thể chúng ta sẽ hợp nhất chúng. Khi chúng ta hợp nhất chúng, chúng ta sống với sự hợp nhất đó trong từng ngày của cuộc sống của chúng ta. Đó là mục đích của Khoa Học Tâm Linh. Chúng ta phải nhận biết toàn bộ bảy cơ thể, khi bạn nhận biết và  hợp nhất toàn bộ bảy cơ thể này lại, bảy màu khác nhau sẽ xảy ra và chúng ta trở thành màu Trắng Thuần Khiết, Tâm thức Thuần Khiết . Đó được xem là Sự Khai Sáng. Tất cả các màu hợp lại lập nên một ánh sáng trắng. Đó là lý do chúng ta gọi Khai Sáng – Ánh Sáng . Ngược lại với ánh sáng là bóng tối. Khi bạn chưa nhận biết toàn bộ bảy cơ thể này, bạn đang sống trong bóng tối. Sống trong bóng tối được gọi là địa ngục và sống trong ánh sáng được gọi là thiên đàng.

 

Nếu bạn nghĩ bạn chỉ là cơ thể vật lý – hai tay, hai mắt, hai chân, một miệng, chỉ là Annamaya Kosha (lớp vật lý), chỉ có ăn và ăn....đó là mục đích của cuộc đời? Nếu bạn nghĩ như vậy, bạn hầu như đang sống trong bóng tối. Bạn chỉ đang sống 1/7 không phải 7/7, vậy 1/7 hay 2/7 hay 3/7 hay 4/7 tất cả là bóng tối. Khi bạn đi từ 5/7 6/7 đến7/7 được gọi là Khai Sáng. 7/7 là hoàn toàn được Thắp Sáng .

 

Đức Phật là 7/7, Shirdi Sai Baba là 7/7, Satya Sai là 7/7. Hàng trăm và hàng ngàn người đã trở nên khai sáng, không phải một hoặc hai .

 

Có vài người sau khi ở với Phật được sáu tháng hỏi Ngài, “tôi ở đây được sáu tháng qua và quan sát Ngài. Tôi không nghĩ bất kỳ người nào trong Tự Nhiên này được Khai Sáng hoặc bất kỳ người nào sẽ giống như Ngài” . Sau đó Phật yêu cầu ông ta lại gần và vỗ vào ông ta và nói đừng tuyên bố chung chung. Ông có thấy tất cả mọi người sinh ra trước ta không? Ông có thể nhìn thấy hết mọi người sinh ra sau ta không?. Người đó trả lời: Không thưa Ngài ? Phật tiếp tục, vậy làm sao ông có thể nói? Đừng để bị đóng dấu? Tôi sẽ nói cho ông biết, tôi từng thấy hết thảy mọi người trong quá khứ, tôi nhìn thấy hết thảy mọi người tương lai. Hàng ngàn vị Phật đã ở đó trước ta và hàng ngàn Vị Phật sẽ đến sau ta. Vì vậy không phải là một. Mọi người phải trở thành một Vị Phật hay Tâm Thức 7/7 hay Edukondalavadu.

 

 Để có được điều đó bước đầu tiên là Dhyani, trở thành một người thiền định đều đặn. Sau một thời gian bạn sẽ chạm đến một đỉnh, bạn được gọi là Yogi, tâm trí của bạn được kiểm soát. Trong hiện tại của sukha, dukka hoặc kalimi lemi hoặc có hay không có điều gì quấy nhiễu bạn, bạn là một người làm chủ chính mình. Lúc đó con mắt thứ ba của bạn sẽ mở. Khi mắt thứ ba mở ra, bạn trở thành một Rishi. Khi bạn thấy tất cả các kiếp trước của mình, bạn được gọi là Rajarshi. Sau đó bạn sẽ có được Tâm Thức Vũ Trụ- tôi ở đây trong cơ thể bạn và bạn ở đó trong cơ thể tôi. Tôi và bạn là một. Đó là Brahmarshi. Bạn có sự nhận biết đó ngay lúc này không? Bạn có nên có sự nhận biết đó trong lần sống này hoặc lần sống kế tiếp? Vậy thì bạn nên làm điều gì đó xung quanh nó....và đó là Thiền.

 

Thiền có ba qui luật. Luật thứ nhất nói rằng: - “Khi bạn ở với hơi thở tâm trí trở nên trống rỗng”. Khi nào bạn còn ở lại với cái miệng của mình, bạn đang niệm những bài Bhajan của Krishna, Meera....bất kỳ niệm về cái gì; tức là bạn đang bước vào lý thuyết chung chung của tâm linh. Nhưng thiền định không bắt đầu ở đó. Thiền bắt đầu với hơi thở. Bạn phải khép miệng lại và quan sát hơi thở. Bạn phải đi cao hơn. Bạn biết những thứ bạn bỏ vào miệng nó sẽ đi xuống. Nhưng trái lại hơi thở, nó mang cái gì đó đi lên trong mũi. Chóp đỉnh của sống mũi, tại nasika agra là con mắt thứ ba, con mắt thứ ba đó sẽ được đánh thức. Bởi vì hơi thở đi lên và chạm vào con mắt thứ ba. Cái miệng ám chỉ cho Adho Mukha (xuống ) và cái mũi ám chỉ cho Urdhva Mukha (lên). Miệng là Prapanchika (phàm trần) và mũi là Adhyatmika (tâm linh). Trong cơ thể con người có một kim tự tháp, cái được gọi là mũi, và trong kim tự tháp có một vị thầy ngự ở trong đó, vị thầy đó đươc gọi là Hơi Thở. Bạn phải trở thành một với Hơi Thở. Giống như ba định luật của Newton, Thiền Định cũng có ba luật:

 

Luật thứ nhất của Thiền nói “Khi bạn ở trong hơi thở bình thường, tự nhiên, dễ dàng, nhẹ nhàng, đơn giản, dịu êm tâm trí trở nên trống rỗng”. Đây là sự khám phá của Đức Phật Thích Ca.

Luật thứ hai nói –“ Khi tâm trí trở nên trống rỗng, một lượng lớn năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể”.

Luật thứ ba nói –“ Khi một lượng tràng trề năng lượng vũ trụ vào cơ thể vật lý, cơ thể vật lý sẽ no năng lượng vũ trụ. Kết quả là con mắt thứ Ba”.

 

Nếu bạn thực hành ba luật này bạn sẽ trở thành một Dhyani, bạn sẽ trở thành một yogi. Nếu bạn không thực hành chúng, lần tới trong kiếp sống tới bạn phải quay lại đây và thực hành. Nếu bạn thực hành âm nhạc, bạn trở thành một nhạc công. Nếu bạn nghe nhạc, bạn không trở thành một nhạc công được. Bạn phải thực tập âm nhạc để trở thành một nhạc công. Bạn phải thực tập thiền để trở thành một Người Hiểu Biết Tâm Linh, có được nhận biết vũ trụ. Nếu bạn thực hành bạn sẽ có được. Rất đơn giản! Mọi thứ đều cần phải chăm chỉ. Shirdi Sai chăm chỉ thiền định, nhờ vậy ông ta đạt được nhận biết đó. Phật Thích Ca chăm chỉ thực hành thiền định, Thần Shiva luôn luôn thực hành thiền. Mọi người thực hành thiền và mọi người sẽ có kết quả.

 

Bạn kiếm tiền, bạn trờ thành người giàu có. Bạn thực hành kiếm tiền hàng ngày, bạn làm kinh doanh, và từ từ bạn trở thành một người giàu có như Birla, Tata. Tương tự như vậy bạn phải kiếm năng lượng vũ trụ, thu hoạch năng lượng vũ trụ. Mỗi ngày một kg, hai kg, ba kg, hoặc hai gram, ba gram...bao nhiêu cũng được. Mỗi ngày một giọt sẽ trở thành đại dương. Hôm nay nếu bạn thực hành một ít âm nhạc, ngày mai nhiều hơn một chút, ngày kia bạn sẽ trở thành giống như Mangal Balamuralikrishna or Lata Mangeshkar or Bhimsen Joshi or Hariprasad Chaurasia. Cũng giống như vậy trong thiền định, mọi người phải thực hành thiền định, điều đó là bắt buộc, phải! Những ngôi đền là phương tiện chỉ dạy thiền cho người khác, làm cho mọi người trở thành Brahmarshi, như Shirdi Sai Baba ...đó là mục tiêu của đền chùa.

 

Trong tương lai, Dạy khoa học tâm linh sẽ là công việc của mọi nhà thờ, mọi nhà thờ hồi giáo, mọi ngôi đền, chùa. Đây là nơi bắt đầu và mọi nơi sẽ chỉ có dạy về khoa học tâm linh và thực hành thiền định. Ở Andhra Pradesh gần 80% dân số trong làng ngồi thiền từ hai đến ba giờ mỗi ngày. Nó vậy bởi vì tôi đi đến mọi nơi và dạy về thiền định. Nếu tôi đến Melbourne được tại sao bạn không nghĩ rằng tôi có thể đến tất cả các ngôi làng tại AndharaPradesh? Nếu tôi đến nơi xa xôi này, tôi phải đến mọi ngôi làng. Vì vậy tôi đã dạy thiền cho mọi người, mọi Vị Thầy Kim Tự Tháp họ đi đến tất cả các ngôi làng và dạy thiền cho tất cả sinh viên, trẻ em, các bà nội trợ, dạy thiền trong các ngôi đền, nhà thờ, thậm chí ở nhà thờ Hồi Giáo cũng có thể dạy thiền định .

 

THIỀN ĐỊNH…TRÍ TUỆ.....KHAI SÁNG

 

Mục đích của cuộc sống chúng ta là: vui thích, tận hưởng, thưởng thức (enjoy)

Mà sự ...vui thích, tận hưởng, thưởng thức thì tỷ lệ thuận với sự khai sáng .

Có sự...vui thích, tận hưởng, thưởng thức của cơ thể, bởi cơ thể, cho cơ thể.

Có sự... vui thích, tận hưởng, thưởng thức của tâm trí, bởi tâm trí, cho tâm trí.

Có sự... vui thích, tận hưởng, thưởng thức  của linh hồn, bởi linh hồn, cho linh hồn.

Và thứ tư là...có sự vui thích, tận hưởng, thưởng thức của trí tuệ, bởi trí tuệ, cho trí tuệ.

Con người cơ bản là ... 

 

CƠ THỂ + TÂM TRÍ + LINH HỒN

 

Vì vậy , phải có tất cả ba sự vui thích, tận hưởng, thưởng thức này...thưởng thức của cơ thể, thưởng thức của tâm trí và thuởng thức của linh hồn.

Khi cuộc sống của một người nào đó đánh mất sự vui thích, tận hưởng, thưởng thức của linh hồn, cái anh ta thiếu....được gọi là trí huệ .

Khi một người có sự vui thích, tận hưởng, thưởng thức một phần từ cơ thể, một phần từ tâm trí...và từ linh hồn...điều tạo ra đó được gọi là ...trí huệ

Những điều vui thích, tận hưởng, thưởng thức của linh hồn, bởi linh hồn, cho linh hồn là gì? Nó được gọi là gì? Dĩ nhiên, nó được gọi là Thiền Định.

Thiền Định được định nghĩa như là sự định tĩnh những làng sóng suy nghĩ miên man của tâm trí.

Khi tâm trí có được sự định tĩnh, linh hồn trở nên sinh động như bản chất của nó.

Định tĩnh tâm trí...và bắt đầu thưởng thức linh hồn...đó là thiền định.

Thông qua thiền định....một điều lộng lẫy mới được tạo ra ...đó là trí huệ

Lúc đó, con người trở thành ... CƠ THỂ + TÂM TRÍ + LINH HỒN + TRÍ HUỆ

Khi trí huệ được tạo ra, lúc đó sự khai sáng bắt đầu.

Sự khai sáng được định nghĩa như sự hiểu biết về sự thật tồn tại đa chiều kích của một người.

Khi trí huệ phát triển, sự khai sáng cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Khi sự khai sáng càng mạnh mẽ...thì khả năng thưởng thức cơ thể, tâm trí, và linh hồn...cũng gia tăng càng nhiều .

 

 

Mục đích của cuộc sống là tận hưởng.

Và tận hưởng thì tỷ lệ thuận với khai sáng

Khai sáng là thuộc về trí huệ

Trí huệ là đứa con của Thiền Định.

 

 

Thông tin hoạt động của phong trào PSSM thiền kim tự tháp Việt Nam:

Thiền online thứ hai đến thứ bảy:

- Sáng 5:00 - 6:00

- Trưa 12:00 - 13:00

- Tối 20:00 - 22:00

Thiền nhất thể sáng chủ nhật 7:30 - 9:00

qua zoom, mã phòng: 3248922692

Link: https://zoom.us/j/3248922692

>>>Hãy cùng tham gia tìm hiểu kiến thức thiền định thông qua >>Lớp Khoa học thiền định<<

>>>Hãy cùng tham gia thiền định tại >>Địa chỉ và thời gian hoạt động của các nhóm thiền<<

>>>Cùng nhau thiền định dưới đêm rằm và hòa mình với thiên nhiên >>Thiền trăng và thiền dã ngoại<<

>>> Hãy cùng nhau chiêm nghiệm những lời dạy của Minh Sư Patriji >>Patriji teaching<<

>>>Hãy nghiên cứu sâu hơn nữa qua những cuốn sách >>Sách khoa học thiền định<<

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm